Xác định chủng virus gây bệnh khảm vàng trên cây đậu xanh ở Việt Nam
Đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek) là cây thực phẩm giàu và cân đối protein, thời gian sinh trưởng ngắn, có khả năng chịu hạn, dễ thích ứng với môi trường. Trong điều kiện biến đổi khôn lường của khí hậu hiện nay, đậu xanh là một trong những cây trồng tiềm năng được nhiều nước lựa chọn để nghiên cứu phát triển trong các chương trình ứng biến với thay đổi khí hậu toàn cầu. Ở nước ta, đậu xanh là cây trồng có ý nghĩa trong hệ thống nông nghiệp xen canh, gối vụ và mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ nghèo và sản xuất nhỏ, đặc biệt đối với các tỉnh miền Trung, Nam trung bộ và Tây Nguyên (Phạm Văn Thiều, 2009).
Một trong những bệnh nghiêm trọng nhất gây thiệt hại đến canh tác đậu xanh là bệnh khảm vàng (Mungbean Yellow Mosaic Virus – MYMV). Đây là bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng làm giảm sản lượng đậu đỗ và đặc biệt là đậu xanh. Bệnh khảm vàng có thể gây thiệt hại năng suất đậu xanh từ 10-100 % tùy thuộc giai đoạn cây bị nhiễm (Khattak và cs., 2000; Varma và Malathi, 2003; Kang và cs., 2005). Bệnh khảm vàng rất phổ biến ở một số nước thuộc khu vực Nam và Đông Nam Á như Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka và Thái Lan nơi nó cũng tấn công một số loài cây họ đậu khác (Bakar, 1981; Malik, 1991; Bashir và Zubair, 2005). Bệnh có thể làm giảm 62,9% tốc độ sinh trưởng và 83,9 % sản lượng đậu xanh nếu như triệu chứng xuất hiện sau khi gieo hạt 20 ngày (CABI, 2007). Nguyên nhân bệnh là do một hoặc nhiều loài virus thuộc chi Begomovirus (họ Geminivirus được truyền bởi bọ phấn).
Ở Việt nam, triệu chứng và tác hại của bệnh đã được ghi nhận từ rất lâu và cũng là bệnh nghiêm trọng nhất gây thiệt hại đến canh tác đậu xanh, gây mất năng suất từ 20-70% (Phạm Văn Thiều, 2009). Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào xác định virus gây bệnh khảmvàng ở đậu xanh được báo cáo. Nghiên cứu này nhằm xác định chính xác virus nguyên nhân gây bệnh và phân tích cây phát sinh loài của chủng virus gây bệnh khảm vàng (MYMV) tại Việt Nam.
Chi tiết: xem tại đây