Đánh giá đặc điểm nông học, chất lượng và xác định sự có mặt của gen liên kết với tổng hợp anthocyanin của một số dòng lúa cẩm mới

Gạo cẩm đang được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng giúp cải thiện sức khoẻ con người. Chọn tạo giống lúa cẩm có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, hàm lượng anthocyanin cao và nhiễm nhẹ sâu bệnh là hết sức cần thiết. Thí nghiệm được tiến hành để đánh giá đặc điểm nông sinh học, năng suất và chất lượng của một số dòng lúa cẩm mới tại Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ứng dụng chỉ thị phân tử SSR để xác định gen kiểm soát hàm lượng anthocyanin trong mẫu gạo lúa cẩm. Kết quả đánh giá 25 dòng đã lựa chọn được 7 dòng lúa cẩm có triển vọng là C1, C12, C14, C18, C19, C21 và C25. Các dòng triển vọng có thời gian sinh trưởng 109-117 ngày trong vụ mùa, năng suất thực thu từ 6,15-8,05 tấn/ha, tỷ lệ gạo xay 74-80%, chiều dài hạt gạo từ 6,4-6,7mm, vỏ cám màu đen. Trong 7 dòng triển vọng đã chọn được dòng lúa nếp cẩm ưu tú C1 có hàm lượng amylose đạt 3,88%, hàm lượng anthocyanin đạt 619 mg/100g chất khô và mang cả 3 gen Kala1, Kala3, Kala4. Như vậy, chọn tạo giống lúa cẩm có hàm lượng anthocyanin cao cần sử dụng chỉ thị phân tử SSR để kiểm tra sự có mặt của 3 gen Kala1, Kala3 và Kala4.

Xem bản đầy đủ: tại đây

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.