Nghiên cứu đa dạng một số nguồn gen lúa gạo màu của Việt Nam

Đánh giá đa dạng di truyền của 94 mẫu nguồn gen lúa gạo màu có nguồn gốc từ các tỉnh ở 3 vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung bộ dựa trên đặc điểm hình thái nông học và kiểu gen thông qua 16 chỉ thị SSR. Kết quả cho thấy, đa dạng di truyền ở 16 locut với tổng số alen thu được là 69 alen, chỉ số PIC 0,578 cho thấy mức độ đa dạng trung bình. Tại một số locut xuất hiện alen dị hợp tử như SĐK15808 trên 2 locut RM455 và RM447, 13392 trên locut RM447. Một số mẫu giống xuất hiện alen đặc trưng như SĐK12829 trên mồi RM44, SĐK17163 trên mồi RM 125. Tại mức tương đồng di truyền 0,62, các mẫu nguồn gen nghiên cứu đã tách thành 2 nhóm lớn. Có 3 cặp mẫu nguồn gen có hệ số tương đồng là 1,00. Đối chiếu với cây phân nhóm di truyền dựa trên đặc điểm hình thái nông học các cặp mẫu nguồn gen này có nhiều đặc điểm hình thái tương đối giống nhau nhưng có một số đặc điểm hình thái khác nhau. Như vậy, đánh giá đa dạng di truyền thông qua 16 chỉ thị SSR phần nào đã phản ánh được các biểu hiện của kiểu gen thông qua các tính trạng hình thái. Kết quả cây phân nhóm di truyền dựa vào tính trạng hình thái nông học có thể thấy 94 giống lúa gạo màu nghiên cứu có mức độ đa dạng di truyền cao (khoảng cách di truyền từ 0,22-0,53) với mức biểu hiện khác nhau. Kết quả này là cơ sở để phân loại, nhận dạng các giống và hỗ trợ công tác bảo tồn trong việc sàng lọc các giống trùng lặp, từ đó xây dựng tập đoàn hạt nhân và giúp ích cho việc lựa chọn vật liệu khởi đầu tạo giống lúa chất lượng.

Xem bản đầy đủ: tại đây

 

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.