Nghiên cứu và phát triển nguồn gen cây lạc chịu hạn cho vùng trung du và miền núi phía bắc
Cây lạc ( Arachis hypogaea Linn) thuộc họ đậu (Leguminosae), có nguồn gốc ở Nam Mỹ, là cây công nghiệp ngắn ngày, có giá trị kinh tế cao. Cây lạc là một trong những cây lấy dầu quan trọng nhất của thế giới, Hạt lạc chứa 32-55% dầu, 16-34% protein, 13,3% gluxit, các axít amin và các chất khác. Cây lạc được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới: ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Sênegal…. Châu Á đứng đầu thế giới cả về diện tích và sản lượng (chiếm 60% diện tích trồng và 70% sản lượng lạc của thế giới). Ở nước ta cây lạc được trồng ở khắp các vùng: Đông bắc, Bắc Trung bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên…. lạc là cây trồng xuất khẩu quan trọng .Ở các tỉnh phía Bắc, diện tích trồng lạc hàng năm khoảng 160 nghìn ha, năng suất trung bình : 15-17 tạ/ha, riêng Trung du và miền núi phía Bắc thì lạc chủ yếu được trồng trên vùng đất bị hạn và bán khô hạn (vùng nước trời), chiếm 70-80%. Phú Thọ và Bắc Giang là 2 tỉnh nằm trong vùng này, có diện tích trồng lạc lớn, ở đây cây lạc đang được quan tâm phát triển. Nó có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó không chỉ là cây hàng hóa mang lại lợi ích trước mắt, mà còn là cây trồng chủ lực trong cơ cấu luân canh cải tạo đất bạc màu, mang lại hiệu quả lâu dài, để đảm bảo cho sự phát triển nông nghiệp bền vững. Song việc nghiên cứu chọn tạo bộ giống Lạc chịu hạn mới phù hợp cũng như áp dụng những biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến cho vùng này còn hạn chế,mới chỉ có một vài giống như: V79, L12,MD7 . Còn phần lớn diện tích ở vùng này nông dân vẫn sử dụng phổ biến những giống lạc địa phương năng suất thấp: Sư tuyển, Lạc gié, Lạc Sen…và phần lớn vẫn trồng theo cách cũ. Chúng tôi đã tuyển chọn được 2 giống lạc chịu hạn triển vọng (lạc Chay trắng và lạc Nghệ an) có thời gian sinh trưởng trung bình 120-125 ngày, năng suất khá (20-22 tạ/ha), chống chịu sâu bệnh, thích nghi với điều kiện canh tác khô hạn ở vùng trung du và miền núi phía Bắc. Xem báo cáo chi tiết tại đây |
|
ThS. Nguyễn Thị Lý |