Nghiên cứu dòng dịch chuyển tài nguyên cây trồng và ảnh hưởng một số nhân tố trong cộng đồng đến đa dạng cây trồng trong vườn gia đình ở miền Bắc Việt Nam
Vườn gia đình (VGĐ) là một trong những mắt xích quan trọng trong hệ thống nông nghiệp nông thôn, là cầu nối quan trọng trong việc luân chuyển cây trồng giữa các mùa vụ cây trồng. Chúng được coi như vai trò như trung tâm thử nghiệm, giới thiệu giống mới, cải tiến giống cây trồng cũng như cái nôi hay nơi sinh sông của nhiều loại cây trồng đặc biệt là những loài cây trồng ít được quan tâm sử dụng và không được sử dụng. Các giống cây trồng tồn tại trong VGĐ một cách tự nhiên, tức là hầu như không có sự can thiệp của con người hay sự can thiệp vô định của con người. Mặt khác, nhiều nhà khoa học đã minh chứng VGĐ chứa đựng sự đa dạng cao về tài nguyên di truyền thực vật, với sự đa dạng cao về thành phần loài và giống cây trồng.
Ngày nay sự phát triển của kinh tế xã hội, VGĐ đóng vai trò quan trọng trong không chỉ trong khía cạnh kinh tế xã hội mà còn có vai trò quan trọng trong khoa học. Giá trị sử dụng của nguồn tài nguyên trong VGĐ được khẳng định qua việc hộ nông dân sử dụng chúng như nền tảng cho việc phát triển sản xuất lương thực và nguồn nguyên liêu sẵn có cho việc lai chọn giống mới. Chính điều này làm nên sự biến động vào và ra của nguồn gen đối trong VGĐ. Trên thực tế có rất nhiều nguồn cung cấp nguồn giống cây trồng cho phát triển kinh tế vườn thông qua các kênh phân phối khác nhau. Đồng thời chính người làm vườn cũng tự tạo ra một nguồn giống sẵn có trên cở nền tảng nội tại trong vườn của họ. Tất các nhân tố tác động trên tạo nên dòng dịch chuyển, vận động nguồn gen giữa VGĐ và môi trương xung quanh và chịu sự chi phối bởi các yếu tố kinh tế xã hội khác. Căn cứ quan điểm trên chúng tôi thực hiện bài viết “Nghiên cứu dòng dịch chuyển tài nguyên cây trồng và ảnh hưởng một số nhân tố trong cộng đồng đến đa dạng cây trồng trong VGĐ ở miền Bắc Việt Nam” nhằm xác định sự vẩn chuyển nguồn gen và sự tác động của các yếu tố đến sự quản lý bền vững nguồn gen trong VGĐ. Dựa trên tiêu chí về đa dạng về mô hình kinh tế vườn, điển hình về sinh thái; kiểu vườn; cây trồng, chúng tôi tiến hành chọn điểm nghiên cứu tại ba điểm sinh thái đại diện để so sánh và đánh giá: + Đồng bằng: huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, + Trung du: huyện Nho Quan, Ninh Bình, + Miền núi: huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy – VGĐ tại ba điểm sinh thái có sự khác nhau về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên kinh tế xã hội và có tính chất vườn khác nhau. – Cả ba điểm có sự đa dạng cao tài nguyên cây trồng, đặc biệt tại điểm miền núi có sự đa dạng và biến đơng về số giống trung bình trên vườn là cao nhất. – Dòng dịch chuyển giống nguồng gen cây trồng vào và ra khỏi vườn là giống nhau ở cả ba vùng, trong đó nguồn gen dịch chuyển qua nguồn không chính thống chiểm tỷ lệ cao hơn ở tất cả các nhóm cây trồng, nổi bật hơn là ở các VGĐ Kỳ Sơn. – Vai trò của các tổ chức kinh tế xã hội đối với đa dạng cây trồng trong VGĐ là khác nhau và vai trò của nhân tố KCT như hàng xóm, họ hàng và lái buôn địa phương là lớn nhất. Xem báo cáo chi tiết tại đây |
|
ThS. Đinh Văn Đạo & cs |