Nghiên cứu và phát triển nguồn gen khoai lang chịu mặn cho vùng nhiễm mặn tại Hậu lộc, tỉnh Thanh Hoá
Tính chống chịu và thích nghi của cây trồng với các điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt là một trong những nhân tố quan trọng giúp cho cây trồng có khả năng phân bố rộng và cũng đồng thời liên quan đến sự phân bố của con người trong những buổi sơ khai tại những khu vực có điều kiện khí hậu và đất đai bất lợi như sa mạc và ngập mặn…Ngày nay, do sự khai thác và sự sử dụng quá tải của con người đã làm tác động mạnh mẽ và sâu sắc tới khí hậu, đặc biệt là sự nóng lên của trái đất mà cụ thể là hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Điều này dẫn tới lũ lụt, hạn hán, thiên tai, sự sa mạc hoá ảnh hưởng tới cuộc sống của con người mà đặc biệt là đối với người sản xuất nông nghiệp. Đối với các khu vực ven biển, hiện tượng xâm thực của nước biển và các trận bão lớn đã làm cho một diện tích lớn đất nông nghiệp bị nhiễm mặn, làm thay đổi hoàn toàn cơ cấu sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của cư dân tại đây. Do đó nhu cầu cấp bách là đòi hỏi phải có một cơ cấu cây trồng mới phù hợp với đất đai bị nhiễm mặn để ổn định đời sống của dân cư và bảo vệ, cải tạo đất- tránh đất đai bị bỏ hoang phí và xói mòn. Trong số các cây trồng quen thuộc và có tính chịu mặn cao, cây khoai lang được coi là cây dễ trồng, dễ chăm sóc và có thời gian sinh trưởng ngắn rất thuận tiện trong sắp xếp về thời vụ và cơ cấu cây trồng. Vì vậy, việc tìm ra giống khoai lang chịu mặn có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất và đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực tại các khu vực nhiễm mặn do sự xâm thực của nước biển hoặc bão lũ. Căn cứ trên số liệu thu thập và điều tra nguồn gen khoai lang đang bảo tồn và phân bố địa lý, chúng tôi đã chọn 30 giống phân bố tại các khu vực đồng bằng ven biển hoặc gần biển để đánh giá nhanh tính chịu mặn Danh sách của 30 giống khoai lang được chọn gồm các giống phân bố tại các tỉnh ven biển ở 3 miền Bắc, Trung của Việt Nam như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam (Quảng Nam Đà Nẵng cũ), Bến Tre.. và một số giống ở Đảo Vân Đồn. Từ 30 nguồn gen khoai lang chịu mặn được chọn, chúng tôi đã tiến hành đánh giá nhanh tính chịu mặn theo phương pháp của CIP Kết quả đánh giá nhanh trong phòng thí nghiệm về tính chịu mặn của 30 giống khoai lang được chọn cho thấy có 2 nhóm. Nhóm không chịu mặn: Rễ và thân lá không phát triển trong dung dịch muối. Nhóm chịu mặn: Rễ và thân lá vẫn phát triển chậm trong dung dịch muối. Các kết quả đánh giá nhanh cho thấy có 6 giống có khả năng chịu được nồng độ muối 0,5%, 1% và ghi nhận ở thang điểm 7 và 3 so với đối chứng là nước. Các giống còn lại thể hiện tính chống chịu kém hoặc không chịu được ở các nồng độ muối 0,5% và 1% so với đối chống chứng là nước.Danh sách 6 giống khoai lang chịu mặn
Sáu giống khoai lang chịu mặn sau khi được đánh giá trong phòng thí nghiệm đã được đem nhân giống tại Hậu Lộc, Thanh Hoá. Xem báo cáo chi tiết tại đây |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ths. Nguyễn Văn Kiên, KS. Nguyễn Thị Thúy Hằng & cs |