Đặc tính hình thái nông học của các nguồn gen lúa thu thập tại Điện Biên và Lai Châu

Nghiên cứu được tiến hành trên 170 nguồn gen lúa thu thập tại 2 tỉnh Lai Châu và Điện Biên với 41 đặc điểm hình thái nông học. Kết quả cho thấy tập đoàn này khá đa dạng và phong phú: 99 nguồn gen (58,2%) có thời gian sinh trưởng từ trung đến dài ngày (110 – 120 ngày), 39 nguồn gen (22,8%) có khối lượng 1.000 hạt trung bình lớn hơn 35 g, 3 nguồn gen có khối lượng 1.000 hạt trung bình lớn nhất với số đăng ký (SĐK) là LC02-330, LC03-178, LC01-170 (46,8 g). Tập đoàn lúa có đặc điểm màu sắc vỏ gạo phong phú, màu tím có 7 nguồn gen, màu nâu có 4 nguồn gen, 11 nguồn gen có màu nâu nhạt. Hệ số tương đồng di truyền dao động trong khoảng 0,30 – 0,98 được chia thành 3 nhóm riêng biệt: Nhóm I gồm có 22 nguồn gen có hệ số di truyền dao động từ 0,395 đến 0,98; nhóm II có hệ số tương đồng di truyền dao động trong khoảng từ 0,86 đến 0,98 với 3 nguồn gen là LC03-190, LC01-180, LC02-338; nhóm III có gồm 145 nguồn gen có hệ số tương đồng di truyền trong khoảng từ 0,39 đến 0,98. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các nhà chọn tạo giống về nguồn gen lúa thu thập tại hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên.

Từ khóa: Lúa địa phương, đặc tính nông sinh học, đa dạng di truyền, Lai Châu, Điện Biên

Xem bản đầy đủ: tại đây

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.