Dự án: “Đánh giá các đặc điểm nông học nguồn gen Lúa cạn gạo mầu nhằm khuyến khích khai thác sử dụng ở Việt Nam”

Tổ chức thực hiện chính: Trung tâm tài nguyên Thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Chủ nhiệm dự án: TS. Nguyễn Khắc Quỳnh,

Thời gian thực hiện: Từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 12 năm 2017 (36 tháng)

  1. Mục tiêu tổng quát

Nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên di truyền thực vật để khuyến khích khai thác sử dụng phục vụ mục tiêu lương thực và nông nghiệp ở Việt Nam.

  1. Mục tiêu cụ thể

–    Khuyến khích khai thác sử dụng hiệu quả tập đoàn lúa cạn gạo mầu đang được bảo quản tại ngân hàng gen hạt giống;

–      Để chia sẻ nguồn lúa cạn gạo mầu và thôn tin có liên quan phục vụ nghiên cứu, lại tạo và sản xuất;

–       Để tăng cường nguồn nhân lực về bảo tồn tài nguyên thực vật thông qua các khóa tập huấn và hội thảo.

  1. Kết quả dự kiến:

–         Có 200 nguồn gen lúa cạn mầu được mô tả đánh giá các đặc điểm nông học;

–          Khoảng 5-7 nguồn gen lúa cạn gạo mầu được nghiên cứu chọn lọc từ 200 nguồn gen nói trên để khuyến cáo sử dụng;

–       Một bản catalogue về 200 nguồn gen lúa cạn gạo mầu nói trên được xuất  bản;

–         Một bài báo liên quan đến nguồn gen lúa cạn gạo mầu ở Việt Nam được xuất bản bởi một tạp chí có uy tín ở Việt Nam hoặc Hàn Quốc;

–         Có khoảng 20-30 cán bộ khoa học của Trung tâm tài nguyên Thực vật và cơ quan màng lưới được tập huấn bảo tồn tài nguyên thực vật và 20-30 nông dân sẽ được đào tạo về sản xuất lúa cạn bền vững.

  1. Các họat động của dự án

Nhân và mô tả đánh giá nguồn gen lúa cạn mầu:

Ngay ở năm đầu, căn cứ vào dữ liệu và thông tin về các đặc điểm của các nguồn gen lúa cạn mầu đang được lưu giữ tại ngân hàng gen hạt giống sẽ chọn ra khoảng 200 nguồn gen để nhân và đánh giá. Những nguồn gen này sẽ được đánh giá các đặc điểm nông học nhằm chọn ra khoảng 30 nguồn gen tốt nhất cho thí nghiệm năm thứ 2.

Thí nghiệm chính quy đối với các nguồn gen lúa cạn gạo mầu đã được chọn ra

Khoảng 30 nguồn gen lúa cạn mầu đẫ được chọn ra ở năm đầu tiên sẽ được nhân và đánh giá các đặc điểm nông học dựa trên nghiệm chính quy nhằm chọn ra những nguồn gen ưu tú nhất cho năm thứ 3.

Trình diễn và giới thiệu các nguồn gen ưu tú cho sản xuất ở các vùng sinh thái thích hợp

Có từ 5-7 nguồn gen lúa cạn mầu ưu tú được chọn từ 30 nguồn gen ở năm thứ hai sẽ được trình diễn ở 3 vùng sinh thái của Việt Nam bao gồm Tây Bắc, Đông Bắc, và Bắc Trung Bộ. Nông dân sống ở những vùng này sẽ được tham gia thực hiện như những người sử dụng tiềm năng những nguồn gen sau này.

Tổ chức các lớp tập huấn về bảo tồn nguồn gen

Năng cao nguồn nhân lực tại Trung tâm Tài nguyên thực vật và các cơ quan màng lưới là một hoạt động rất quan trọng của dự án. Với sự giúp đỡ của AFACI những kết quả đạt được rất tốt ở pha 1, vì vậy hoạt động này của pha 2 rất cần được AFACI hỗ trợ mạnh hơn nữa.

       5. Đối tượng hưởng lợi

Các đối tượng hưởng lợi chính của Dự án này sẽ là các bà con nông dân trồng lúa, các nhà nghiên cứu, các công ty giống, các Sở nông nghiệp và PTNT của Việt Nam, Trung tâm Tài nguyên thực vật, AFACI.

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.