Bộ môn Bảo tồn Insitu và khai thác nguồn gen
- Thông tin chung
Quyết định thành lập số 514 QĐ/KHNN-TCCB, ngày 15/6/2006 của Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam
- Lãnh đạo đơn vị:
Trưởng bộ môn: ThS. Vũ Văn Tùng
Phó trưởng bộ môn:
TS. Hoàng Thị Lan Hương
ThS. Lê Tuấn Phong
TS. Vũ Đăng Toàn
- Đội ngũ cán bộ: Bộ môn có 08 cán bộ, trong đó: 02 Tiến sỹ, 06 Thạc sỹ
- Chức năng, nhiệm vụ
– Nghiên cứu và quản lý các điểm bảo tồn insitu tài nguyên thực vật
– Khai thác sử dụng tài nguyên thực vật phục vụ đa dạng hóa
+ Nguồn gen trong sản xuất,
+ Sản phẩm nông nghiệp;
– Tham gia làm giàu quỹ gen
- Kết quả nổi bật
– Thực hiện nhiệm vụ bảo tồn thường xuyên, tổng kết kiến thức bản địa về các loại cây tại điểm bảo tồn
+ Điều tra đa dạng sinh học, đánh giá hiện trạng, xác định ưu tiên và xây dựng kế hoạch bảo tồn onfarm quỹ gen cây trồng tại các tỉnh phía Bắc (Sơn La, Lào Cai, Phú Thọ, Bắc Giang);
+ Duy trì và phát triển điểm bảo tồn nguồn gen cây có múi tại lưu vực sông Đáy với 27 nguồn gen. Bước đầu xác định 02 nguồn gen triển vọng: Bưởi đường Yên Sở và Bưởi đường Song Phương;
+ Duy trì và phát triển điểm bảo tồn nguồn gen cây Nhãn tại Hưng Yên với 30 nguồn gen;
+ Bảo tồn vườn gia đình tại Hòa Bình, Ninh Bình, Nam Định.
– Khai thác nguồn gen bí xanh Chữ thập tại Bình Định; Mướp đắng xanh, bí đá trái dài ở Nghệ An
– Tham gia làm giàu nguồn gen:
+ Tạo nguồn gen đậu tương có thời gian sinh trưởng ngắn xung quanh 60 ngày;
+ Tạo nguồn gen đậu tương có khả năng chống chịu hạn;
+ Giống Đậu tương TN08 đã khảo nghiệm được 03 vụ.
– Khai thác nguồn gen Thanh Long ruột đỏ tại vùng đồng gò Thành phố Hà Nội.
Email: insitutntv@gmail.com, ĐT: 024.3365.6607