Bàn về định hướng bảo tồn nguồn gen cây gừng (Zingiber spp.) ở Việt Nam
1. Nguồn gốc và phân bố của cây gừng Chi gừng Zingiber Bochmer gồm khoảng 100 loài, phân bố chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới châu Á và châu Úc. Trung tâm phong phú và đa dạng nhất của chi gừng là Đông Nam Á. Riêng tại Trung Quốc hiện đã biết khoảng trên 20 loài. Trong số các loài gừng trồng thì loài Zingiber officinale Roscoe được trồng phổ biến nhất. Loài gừng Zingiber officinale Roscoe đã được trồng rộng rãi từ rất lâu đời ở các nước nhiệt đới châu Á. Đến nay vẫn chưa thấy loài gừng này mọc dại ở bất cứ khu vực nào trên thế giới. Một số giả thiết cho rằng gừng có nguồn gốc ở Ấn độ, từ đây nó đựơc đưa đến các nước châu Âu, các nước Đông Phi bởi những thương nhân Ả Rập. Hiện nay gừng Zingiber officinale đã được đưa trồng ở hầu khắp các nước trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Ở Việt Nam gừng Z. officinale được trồng trên khắp các địa phương từ Bắc vào Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi. 2. Đặc điểm sinh thái của cây gừng Gừng là cây nhiệt đới thích hợp nhất ở độ cao 300-900m trên mực nước biển. Các loài trong chi gừng thường sinh trưởng phổ biến ở những nơi giàu dinh dưỡng, ẩm ướt dưới tán rừng thường xanh hoặc rừng rụng lá theo mùa. Một loài có thể mọc trên đất lẫn sỏi đá, trên bãi đất trống hoặc trong rừng thứ sinh, rừng thưa lên đến độ cao 3000m so với mặt biển. Có loài lại sống ven đường ven suối, trên sườn đồi núi… Là cây ưu nóng ấm và nhiều ánh sáng nhưng lại cần che bóng trong thời kỳ nóng nhiều, đặc biệt khi còn non. Lượng mưa 2500-3000mm phân bố đều trong năm là thích hợp cho sinh trưởng phát triển của cây gừng Gừng không chịu úng, rất dễ bị ủng thân củ đất quá ẩm hay ngập úng. 3. Tài nguyên cây gừng ở Việt Nam Các loài gừng ở nước ta cũng như ở các nước Đông Nam Á rất phong phú, rất đa dạng, song hiện được nghiên cứu rất ít và hiểu biết của chúng ta về nguồn tài nguyên còn rất hạn chế. Nhiều loài trong chi gừng ( Zingiber spp. ) không chỉ là cây thuốc quí àm là nguồn gia vị có giá trị trong chế biến thực phẩm. Ngoài loài gừng Z. oficinale thì nhu cầu về các sản phẩm chế biến từ gừng gió (Z. zerumber Sm) và gừng tía (Z. montamumKoenig) trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Đông nam Á nói riêng cũng đang ngày càng tăng. Nghiên cứu khai thác, phát triển chế biến các sản phẩm từ loài gừng đã đang là hướng sản xuát có triển vọng ở các khu vực miền núi và trung du nước ta. Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Tài nguyên thực vật cho thấy Việt Nam có tài nguyên cây họ gừng (Gingiberaceae) phong phú cả về loài và trong loài. Trong đó đặc biệt chú ý là các chi Riềng (Alpinia), Nghệ (Curcuma), chi gừng (Zingiber), chi địa liền (Kaempferia) và chi ngải tiên (Hedychieae) có số lượng loài cao và đa dạng di truyền rộng. Kết quả đánh giá cho thấy tập đoàn cây họ gừng thu thập từ năm1994- 2012 ở Việt Nam bao gồm 334 mẫu giống của 22 loài khác nhau thuộc 9 chi của nguồn gen cây họ gừng. Trong đó chi gừng- Zingiber có số lượng loài và số lượng mẫu thu thập lớn hơn cả, tới 218 mẫu giống. Hiện tại toàn bộ các mẫu giống của các loài thuộc chi gừng đang được bảo quản trong chậu vại tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội. Ở Việt Nam chi Gừng (Zingiber Rose) được thuần hoá sớm và trồng phổ biến và có nhiều ứng dụng khác nhau cho con người như làm thuốc, gia vị, thực phẩm. Tuy nhiên nguồn gen cây họ gừng đang có nguy cơ mất mát nhanh, rất cần có định hướng bảo tồn đúng đắn để phục vụ xã hội trong tương lai. 4. Định hướng nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây gừng Tại các nước trồng nhiều gừng, có 3 loài được nghiên cứu nhiều nhất là gừng trồng, gừng tía (Z. montamum Koenig).và gừng gió (Z. zerumber Sm) Tại Malayxia người ta đã xác định được 3 giống gừng trồng là Haliya betai( thân rễ có màu nhạt), Halyai bara và Halyai indang ( thân rễ có màu đỏ nhạt, rất cay, được sơ chế để làm thuốc). Tại Indonesia người ta cũng xác định có 3 giống gừng, chúng khác nhau về độ lớn, màu sắc thân rễ cũng như hương vị và thành phần hoá học. Tại Ấn Độ gừng gió đã được nghiên cứu sâu, gừng gió là loại nguyên liệu cung cấp tinh dầu cho công nghiệp hoá mỹ phẩm. Trong tất cả các loài gừng đã biết thì gừng gió có tính đa dạng cao nhất, sinh trưởng nhanh, chống chịu khoẻ, phân bố rộng. Theo một số tài liệu cho biết loài gừng gió có ít nhất 4 dạng dười loài như Z.zerumber Sm var. amaricans; Z.zerumber Sm var. aromaticum; Z.zerumber Sm var.zerumbet và Z.zerumber Sm var.littorale. Tại Ấn Độ người ta mới chọn lọc được giống gừng có hàm lượng tinh dầu lên tới 6%.Ở Việt Nam, việc xác định các giống gừng trồng ở nước ta hiện còn là vấn đề phức tạp và hình như chưa được điều tra, nghiên cứu có hệ thống. Mới chỉ có một số nghiên cứu lẻ tẻ về phân loại thực vật, đánh giá tập đoàn và bảo tồn trong vườn gia đình, còn các nghiên cứu sâu về chọn tạo nhân giống và lưu giữ bảo quản gừng in vitro hầu như chưa có cơ quan nào thực hiện. Trước đây, tại các quốc gia việc bảo tồn tập đoàn gừng chủ yếu trên đồng ruộng, tuy nhiên gần đây đã xác định Ngân hàng gen đồng ruộng không phải là giải pháp tối ưu đối với tập đoàn gừng. Bởi lẽ trồng trên đồng ruộng gừng dễ bị các bệnh hại do nấm, virus, vi khuẩn và tuyến trùng, khi độ ẩm đất không được quản lý tốt. Hơn nữa điều kiện đất đai và độ che bóng cũng không chủ động theo yêu cầu của cây gừng. Đa số các giống gừng thu thập đều có nguồn gốc ở các vùng trung du miền núi, khi đem về trồng trong điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu đồng bằng, thường không phù hợp. Hiện tượng củ nhỏ dần, phân nhánh kém dẫn đến nguy cơ mất giống là không phủ nhận. Chính vì thế phương pháp bảo quản lưu giữu in vitro là phương pháp đã được chú ý từ những năm 2005 tại các nước có Ngân hàng gen phát triển Việc nhân giống và bảo quản gừng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào cho kết quả khả quan ở nhiều nước Đông Nam Á như ở Malayxia, Indonesia…và Ấn độ. Có thể sử dụng môi trường Murashige-Skoog cải tiến, có thể bổ sung thêm 6-benzylaminopurin với liều lượng 2-3mg/l. Với phương pháp này có thể tạo những diện tích sản xuất lớn bằng những giống gừng có chất lượng cao, sạch bệnh và tiết kiệm giống. Hơn nữa những nghiên cứu bổ sung chất kìm hãm sinh trưởquaaasvaof mô trường nuôi cấy phục vụ lưu giữ in vitro cũng đang có nhiều kết quả Tại Indonexia các thí nghiệm nhân giống và bảo quản gừng bằng cách nuôi cấy mô từ chồi non ở nách lá của loài gừng đen (Z. spectabile) trong môi trường Murashige-Skoog có bổ sung thêm các chất điều hoà sinh trưởng IAA( indole-3-acetic acid), NAA(Naphthalene -acetic acid) và BA(6-benzyladenin) đã cho kết quả khả quan. Chính vì vậy để khắc phục những hạn chế của phương pháp lưu giữ bằng ngân hàng gen đồng ruộng, trong chậu vại như hiện nay, trong thời gian tới Trung tâm TNTV cần quan tâm nghiên cứu bảo quản lưu giữ tập đoàn gừng theo hướng tạo lập ngân hàng gen in vitro cây gừng Việt Nam. Tài liệu tham khảo1. Nguyễn Phùng Hà, Hoàng Thị Nga, Lê Thị Loan và CS ( 2012) Kết quả bảo tồn quĩ gen cây có củ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia. Tạp chí NN & PTNT , chuyên đề Tài nguyên thực vật, tháng 12, tr.55-59 2. Lã Đình Mới, Lưu Đàm Cư, Trần Minh Hợi và Cs ( 2002), Tài nguyên thực vật có tính dầu ở Việt Nam. Tập II. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.90-119. |
|
PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huệ |