Đánh giá tập đoàn đậu tương đang lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia Vụ đông 2016

       Đậu tương (Glycine max (L.) Merill) là cây họ đậu quan trọng thứ hai sau lạc và là cây trồng có lịch sử lâu đời, có vai trò quan trọng trong hệ thống canh tác của Việt Nam. Đậu tương vừa là nguồn cung cấp protein, dầu thực vật cho con người, vừa làm thức ăn chăn nuôi, là nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp, là cây trồng cải tạo đất (Phạm Văn Thiều, 2000). Điều này có được là do khả năng cố định đạm của vi khuẩn Rhizobium cộng sinh trên cây họ Đậu (Riaz, 2006)

       Đậu tương được gieo trồng phổ biến trên cả 7 vùng sinh thái trong cả nước. Trong đó, vùng Trung du miền núi phía Bắc là nơi có diện tích gieo trồng đậu tương nhiều nhất 69.425 ha chiếm 37,10% tổng diện tích đậu tương của cả nước và cũng là nơi có năng suất thấp nhất chỉ đạt 10,30 tạ/ha (Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp, 2016). Hiện nay cơ cấu trồng đậu tương vụ Đông đang bị hạn chế do không có giống thích hợp ngắn ngày, năng suất khá cho thu nhập phù hợp đưa vào cơ cấu cây trồng 2 vụ lúa một vụ màu. Hạn chế trong phát triển đậu tương Đông trong khi đó nhu cầu về đậu tương ngày càng tăng vì thế vẫn phải phụ thuộc vào nguồn đậu tương nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu đậu tương sẽ cân bằng kim ngạch xuất khẩu gạo (Mai Quang Vinh, 2007).

       Do đó, để có nhanh bộ giống đa dạng phục vụ sản xuất đậu tương Đông, công tác đánh giá tuyển chọn những dòng giống đậu tương tốt từ nguồn vật liệu thu thập trong và ngoài nước có vai trò đáng kể, khi hoạt động chọn tạo giống chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của sản xuất. Với mục đích tuyển chọn ra một số giống đậu tương sinh trưởng, phát triển tốt và có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ sản xuất đậu tương Đông, nghiên cứu được các đặc điểm hình thái nông sinh học chính của 35 nguồn gen đậu tương trong tập đoàn đậu tương vụ Đông.

       Đánh giá được các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các mẫu giống đậu tương. Chọn ra được 7 nguồn gen đậu tương có năng suất cao để tiếp tục các nghiên cứu tiếp theo trong đó có 2 nguồn gen triển vọng có SĐK 4926 (1859,2kg/ha) và SĐK 4912 (1770,4 kg/ha).

Chi tiết: xem tại đây

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.