Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý tài nguyên di truyền thực vật phục vụ mục tiêu lương nông ở Việt Nam

      Quỹ gen cây trồng hay còn gọi là Tài nguyên di truyền thực vật phục vụ cho mục tiêu lương nông (FAO) được coi là tiền đề của an ninh lương thực, sản xuất nông nghiệp hàng hoá, bền vững và bảo vệ môi trường.
     Trong công tác bảo tồn TNDTTV, Hệ thống thông tin địa lý (Geography Information System – GIS)  đã được sử dụng rộng rãi để xây dựng các bản đồ số hoá phân bố nguồn gen, xác định trung tâm khởi nguồn, dự báo mức độ và tốc độ xói mòn nguồn gen, xác định các điều kiện sinh thái và xã hội ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển nguồn gen, mô phỏng các quá trình tự nhiên để di dịch nguồn gen … Trung tâm TNDTTV cũng đã sử dụng GIS và một số phần mềm ứng dụng để xây dựng bản đồ phân bố nguồn gen một vài loài cây như Mướp, Cây ăn quả, cây khoai Môn – Sọ, Từ – Vạc.
       Từ GIS có thể đánh giá trực quan nguồn tài nguyên di truyền thực vật của quốc gia như là số tỉnh có nguồn gen được thu thập và số lượng cụ thể của mỗi nguồn gen (từ cấp tỉnh đến xã). Ở chừng mực nào đó có thể thấy được sự giàu có hoặc nghèo nguồn gen, mức độ quan tâm thu thập ở các tỉnh và nếu chồng thêm các lớp bản đồ về số đoàn, số người, số ngày, mục tiêu thu thập ta có  thể  thấy  được chính xác hơn mức độ giàu, nghèo nguồn gen hay mức độ quan tâm thu thập.
         Trên cơ sở sơ bộ kiểm kê, đánh giá mức độ thu thập các nguồn gen cây trồng tại các địa phương trong cả nước bằng GIS trong năm 2000 có thể thấy rằng Việt Nam rất đa dạng phong phú các nguồn gen cây trồng, nhưng vẫn còn một số vùng sinh thái nông nghiệp chưa được quan tâm thu thập, nhất là vùng duyên hải nam trung bộ và tây nam bộ. Thanh hóa là nơi được thu thập quỹ gen cây trồng tương đối nhiều, nhưng lại vẫn chưa cân đối và vẫn còn một số huyện miền núi và đồng bằng chưa từng được thu thập quỹ gen.
         GIS là công cụ mạnh cho việc kiểm kê TNDTTV, cho phép xây dựng bản đồ số hoá số lượng nguồn gen theo các tham chiếu toạ độ. Với GIS các bản đồ kiểm kê có thể được xây dựng cho đến từng thôn, xã, huyện, tỉnh, một quốc gia, khu vực và toàn cầu giúp cho việc định hướng chiến lược bảo tồn trong tương lai chính xác và nhanh chóng hơn. Từ đó có thể  lập kế hoạch thu thập nguồn gen trên cả nước, đặc biệt là những nguồn gen có nguy cơ xói mòn cao, xác định vùng sinh thái phù hợp để bảo tồn cho từng loại cây trồng, đánh giá nguồn gen và sử dụng tài nguyên di truyền thực vật.
KSC. Nguyễn Tiến Hưng và CS

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.