Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng dưa trời

   Cây Dưa trời (Trichosanthes cucumerina L) còn gọi là Dưa núi, Dưa lúa thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae), được trồng truyền thống quảng canh lâu đời ở các vùng trung du, miền núi của nước ta, chủ yếu lấy quả làm rau (Phạm Hoàng Hộ, 1999). Dưa trời có ưu điểm là quả sai, ra nhiều đợt, hầu như không bị sâu bệnh phá hoại và đa dạng phương thức sử dụng. Quả non làm rau có thể ăn sống, luộc, xào nấu, quả chín có vị ngọt được ăn tươi hoặc làm xi rô, ngọn và lá non được sử dụng làm rau xanh như rau bí.
 Muop_ho

 GBVN0012878 (Nặc này)

    Trong quá trình nghiên cứu, đánh giá tập đoàn quỹ gen Dưa trời (Trichosanthes cucumerina L) và Mướp hổ ((Trichosanthes anguina L) gồm 38 nguồn gen đang lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia (NHG CTQG), Trung tâm Tài nguyên thực vật (TT TNTV), đã xác định một số nguồn gen Dưa trời có những ưu điểm quý như thời gian sinh trưởng ngắn, sai quả, năng suất cao, kháng sâu bệnh, chịu hạn và sản phẩm được thị trường ưa chuộng.

    Ở vùng cao Dưa trời được trồng quảng canh theo hai hình thức. Một là trồng trong vườn như là mướp, bầu. Hai là trồng xen với lúa nương trên nương rẫy (vì thế có tên gọi là Dưa núi hoặc Dưa lúa). Sản phẩm của Dưa trời do đó mang tính chất tự cấp, tự túc, bổ xung nguồn rau xanh cho gia đình, hoặc làm quả giải khát cho người dân đi làm nương rẫy. TT TNTV đã trồng thử các nguồn gen Dưa trời được bình tuyển có triển vọng như SĐK 7781, SĐK 9787, SĐK 12878 theo hướng thâm canh, kết quả cho thấy các giống này chịu thâm canh, năng suất cao, hầu như không bị sâu bệnh hại, phẩm chất quả vẫn giữ như là trồng quảng canh. Muốn trồng Dưa trời theo hướng thâm canh nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa, phải nghiên cứu kỹ thuật trồng mới. Trần Danh Sửu và ctv 2008 đã bước đầu nghiên cứu một số kỹ thuật trồng Dưa trời đối với hai giống có số đăng ký SĐK 7781 và SĐK 12878. Việc nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng Dưa trời theo hướng thâm canh được Trung tâm Tài nguyên thực vật tiếp tục và hoàn thiện để xây dựng quy trình kỹ thuật giúp nông dân thâm canh hóa cây Dưa trời, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đa dạng hóa nguồn rau an toàn. Báo cào này trình bày kết quả nghiên cứu mật độ trồng, liều lượng phân đạm và mùa vụ gieo trồng của hai giống Dưa trời triển vọng nói trên.
     Xem báo cáo chi tiết tại đây
PGS.TS. Lưu Ngọc Trình, ThS Đỗ Mạnh Thụ & cs

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.