Nghiên cứu quy trình nhân giống in vitro cây nưa Konjac (Amorphophallus konjac)

     Nưa konjac là một trong những loài cây trồng được sử dụng vào công nghệ thực phẩm, y dược, cây có giá trị kinh tế cao. Thành phần chính trong cây nưa được gọi là glucomannan – một polysaccharide bao gồm glucose và mannose với tỷ lệ mol 2:3, được nối với nhau bởi liên kết β-1, 4. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy glucomannan có khả năng làm giảm lipid, giảm huyết áp tâm thu và giảm đường huyết.

Đã có một vài nghiên cứu trong việc tái sinh một số loài trong chi Nưa. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mẫu cấy từ củ là loại mô cho khả năng nhân giống cây nưa konjac thông qua mô sẹo. Khả năng tái sinh chồi có thể được áp dụng để cung cấp nguồn giống chất lượng nhằm nâng cao sản lượng và hàm lượng glucomannan trong củ phục vụ ngành công nghiệp thực phẩm và y dược.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

– Môi trường có 2,4-D 1mg/L, IBA 0,1 mg/L  và BA 3 mg/L cho mô sẹo có khả năng phát triển chồi cao nhất (81,667%);

– Môi trường bổ sung BA 3 mg/L và IBA 0,2 mg/L được chọn là tối ưu cho sự hình thành và phát triển chồi nưa;

– Môi trường tái sinh cây tốt nhất là môi trường MS có bổ sung 0,1mg/l IBA với số rễ trung bình đạt được là 9 rễ/cây, chiều dài rễ trung bình là 1,16 cm và chiều cao cây trung bình 12,33 cm;

– Những cây con in vitro có bộ rễ phát triển hoàn chỉnh được rửa dưới vòi nước chảy và trồng trong những chậu nhựa có chứa hỗn hợp đất vườn:cát:phân hữu cơ (1:1:1). Trong những ngày đầu mới chuyển ra điều kiện ex vitro, cây con cần được phủ lại bằng túi PE để duy trì độ ẩm. Sau 4 tuần, những cây con này được chuyển ra vườn ươm với tỉ lệ sống sót đạt trên 90%.

Xem bài báo chi tiết tại đây

Bùi Đình Thạch, Nguyễn Phùng Hà & cs

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.