Đặc điểm nông sinh học của một số nguồn gen khoai nưa (Amorphophallus spp.) có triển vọng tại tỉnh Đắk Nông, Tây Nguyên

Khoai Nưa là một cây trồng kinh tế được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm và công nghiệp hóa dược tại nhiều nước. Trên thế giới có khoảng 200 loài Nưa, trong đó, nưa Krausei (A. krausei) và Nưa Yuloensis (A. yuloensis) là hai trong số bốn loài nưa được công bố có hàm lượng glucomannan cao nên được trồng trọt tại các nước có điều kiện phù hợp.

Hai nguồn gen khoai nưa A. krauseiA. Yuloensis được thu thập từ tỉnh Hòa Bình và Sơn La được đánh giá đặc điểm nông sinh học tại Tây Nguyên. Giữa 2 loài Nưa nghiên cứu có sự khác biệt hoàn toàn một số tính trạng: cuống lá Krausei màu xanh với những đốm/ khoang đen nhạt, xanh đen, trong khi cuống Yuloensis xanh nhạt đến xanh toàn bộ. Trên các điểm nối lá chét của Yuloensis có u sần, còn ở Krausei thì không. Dạng bông mo và màu bông mo của hai loài cũng khác nhau.

Khoai_nua

Cây Khoai Nưa

Loài A. Krausei có nguồn gốc từ tỉnh Hòa Bình cho năng suất (33,7 tấn/ha), hàm lượng glucomannan trong củ đạt 56,8-58,0%, cao hơn hẳn so với loài A. Yuloensiscó nguồn gốc từ tỉnh Sơn La cho năng suất (22,5 tấn/ha) và hàm lượng glucomannan trong củ là 43,2-43,5% trong điều kiện sinh thái tại Đắk Nông, Tây Nguyên.

Xem bài báo chi tiết tại đây

 

Lê Thị Loan & cs

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.